Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?

15/05/2024 17:57 GMT+7

BS.CKII Nguyễn Lê Trà Mi, giảng viên Bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP.HCM, Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ mang đến góc nhìn mới về chất làm đầy và lưu ý trong tiêm fillers.

Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?- Ảnh 1.

  1. Tiêm chất làm đầy (fillers) là gì?

Tiêm chất làm đầy (fillers) là một phương pháp thẩm mỹ nội khoa, khi đó bác sĩ sẽ tiêm hoạt chất giúp làm mờ các nếp nhăn, làm đầy vùng da trũng và khôi phục lại vẻ đầy đặn cho khuôn mặt, khắc phục các dấu hiệu lão hóa để vẻ ngoài trẻ trung hơn và cải thiện các khuyết điểm.

Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?- Ảnh 2.

Khi chúng ta già đi, khuôn mặt sẽ dần mất đi lớp mỡ dưới da một cách tự nhiên. Khi đó, các cơ mặt sẽ hoạt động gần bề mặt da hơn nên các nếp nhăn khi cười và vết chân chim sẽ trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, do lớp mỡ mất dần nên một số vùng sẽ bị trũng, thiếu mô làm khuôn mặt già dặn, thiếu sức sống.

Do đó, mọi người thường chọn phương pháp tiêm chất làm đầy để cải thiện các đặc điểm trên khuôn mặt và để có được vẻ ngoài trẻ trung hơn. Phương pháp này thường mất ít hơn 30 phút thực hiện và thời gian phục hồi là tối thiểu (vài giờ - vài ngày). Kết quả được nhìn thấy ngay lập tức và kéo dài hng tháng đến hng năm nên rất được khách hàng yêu thích.

  1. Thành phần của chất làm đầy (fillers) có an toàn không?

Có rất nhiều loại chất làm đầy (fillers), một số loại chất làm đầy được sử dụng phổ biến trên thị trường như: Axit Hyaluronic (HA), Canxi Hydroxyapatite (CaHA), Axit Poly-L-Lactic (PLLA), Polymethyl-methacrylate dạng vi cầu (PMMA)... Đây đều là những thành phần an toàn, được chỉ định tiêm vào da, không gây dị ứng hay biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng. Mỗi loại sẽ phù hợp với những chỉ định riêng và thời gian hiệu quả có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào thành phần và cấu trúc của chất làm đầy.

Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?- Ảnh 3.

Các chất làm đầy đều không tồn tại vĩnh viễn. Sau khoảng 6 tháng, lượng filler được tiêm vào sẽ tự tan dần. Do đó, bạn cần lặp lại liệu trình mỗi năm 1-2 lần để duy trì sự trẻ đẹp. Nếu bạn chỉ muốn tiêm 1 lần thì hiệu quả sẽ duy trì 6 tháng – 2 năm, sau đó sẽ dần mất đi mà không hề có bất cứ tác dụng phụ lâu dài nào.

  1. Tiêm chất làm đầy có tác dụng gì?

Khi bạn già đi, cơ thể bạn bắt đầu mất đi collagen. Collagen là thành phần quan trọng tồn tại trên khắp cơ thể, bao gồm cả da, cơ, xương và các mô liên kết. Lượng collagen trong da giảm khiến da trở nên lỏng lẻo và mất thể tích. Da trở nên mỏng hơn, mất đi độ đàn hồi và bắt đầu chảy xệ. Tiêm chất làm đầy với tác dụng nâng đỡ mô lỏng lẻo và làm mờ đi các nếp nhăn mà không cần dùng đến phẫu thuật thẩm mỹ.

Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?- Ảnh 4.

Axit Hyaluronic (HA) có khả năng giữ nước rất tốt, nhờ đó giúp làn da căng bóng, đầy sức sống. Khi da bị mất nước sẽ trở nên nhăn nheo, có nếp nhăn li ti. Ngoài ra, HA ở trong lớp bì có tác dụng làm đầy mô, tăng sinh collagen. Chính vì vậy, Axit Hyaluronic (HA) đã được FDA chấp thuận là thành phần chính của chất làm đầy để:

  • Tăng thể tích cho vùng da được tiêm và khắc phục tình trạng chảy xệ.
  • Làm đầy các khuyết điểm và giúp khuôn mặt cân đối hơn.
  • Khắc phục các nếp nhăn trên khuôn mặt, trả lại vẻ ngoài trẻ trung.
  • Căng bóng da và thon gọn gương mặt.
  1. Ai nên tiêm chất làm đầy (fillers)?

Hiện nay, dịch vụ tiêm chất làm đầy trẻ hóa định hình vô cùng phổ biến nhưng liệu đây có phải là lựa chọn lý tưởng cho tất cả? Theo BS.CKII Nguyễn Lê Trà Mi cho biết liệu pháp làm đẹp đặc biệt được yêu thích bởi có thể thấy kết quả ngay lập tức, vì thế cũng phù hợp cho những ai mong mong muốn:

  • Những người có khuyết điểm về gương mặt muốn có nét đẹp tự nhiên như cằm thon gọn, dáng mũi thanh tú, đôi môi căng mọng hay muốn bàn tay mềm mại, đầy đặn hơn.
  • Người trong giai đoạn lão hóa khi các nếp nhăn dần hình thành trên trán, khóe mắt, bọng mắt… tiêm filler để làm gương mặt trẻ trung hơn.
  • Thích hợp với những người bận rộn không có nhiều thời gian thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ mất nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Những người muốn làm đẹp nhưng không muốn sử dụng dao kéo phẫu thuật.

Mặc dù đa số các chất làm đầy bác sĩ đã đề cập đều được chứng nhận an toàn với cơ thể thì mỗi loại sẽ có chỉ định riêng. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín với bác sĩ có tay nghề cao, đủ chứng chỉ hành nghề để đảm bảo an toàn và kết quả thẩm mỹ ưng ý.

  1. Các chỉ định của chất làm đầy (fillers)?

Chất làm đầy (fillers) đa dạng có thể đáp ứng làm đẹp cho nhiều vùng trên cơ thể. Một số dịch vụ làm đẹp với filler được yêu thích và phổ biến nhất là:

  • Tăng thể tích môi, làm đôi môi trở đầy đặn, căng bóng
  • Tạo hình đôi môi
  • Làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt
  • Làm đầy sẹo lõm
  • Tạo hình đường viền trên khuôn mặt
  • Làm đầy vùng trũng dưới mắt từ đó làm giảm thâm mắt, giúp đôi mắt trẻ trung, đầy sức sống
  • Khắc phục má hóp, thái dương hóp, làm đầy vùng má, thái dương giúp gương mặt đầy đặn, trẻ trung
  • Làm đầy rãnh mũi má
  • Tạo hình cằm và viền hàm
  • Tạo hình mũi
  • Trẻ hóa bàn tay.
Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?- Ảnh 5.

Tại mỗi vị trí và đặc điểm của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại chất làm đầy và lượng chất làm đầy cụ thể. Với BS.CKII Nguyễn Lê Trà Mi, khi thực hiện cùng bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn và định hình cụ thể trước khi tiến hành tiêm chất làm đầy. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy sự thay đổi ngay lập tức và điều chỉnh theo ý muốn.

  1. Một số lưu ý khi tiêm chất làm đầy?

Mặc dù tiêm chất làm đầy khá an toàn nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và vẻ đẹp của bạn. Vì thế, bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây trước khi tiêm chất làm đầy.

  • Biết chính xác nguồn gốc và hạn sử dụng của filler. Không sử dụng các hộp filler đã mở sẵn, không có tem bảo vệ.
  • Mỗi loại chất làm đầy có thời gian hiệu quả là khác nhau (6 tháng đến 2 năm), vì thế tùy thuộc vào vị trí tiêm và thời gian hiệu quả mỗi khách hàng sẽ phù hợp với một sản phẩm chất làm đầy riêng, bạn nên được bác sĩ tư vấn chi tiết trước khi tiêm.
  • Tuy nhiên lưu ý, chất làm đầy không được phê chuẩn cho việc tái tạo đường nét trên thân mình, do đó không nên nghĩ đến việc tăng kích thước ngực hay mông bằng filler.
  • Filler không thích hợp tiêm trong trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú hay mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu…
  • Một số loại chất làm đầy chỉ ưu tiên cho một vùng nhất định, vì thế bạn cần được bác sĩ khám, đánh giá và tư vấn trước khi tiêm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín, an toàn để kết quả đúng như mong muốn.
  • Sau khi tiêm chất làm đầy, tại vị trí tiêm có thể xuất hiện tình trạng sưng, bầm và có thể để lại sẹo sau đó. Thế nhưng đây là vết thương nhỏ bạn có thể sử dụng các sản phẩm thoa có khả năng cải thiện thâm, độ bầm tại vị trí tiêm. Các sản phẩm này giúp da tái tạo tốt hơn và tối thiểu việc thâm kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tiêm filler là phương thức làm đẹp an toàn nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.