Đường phố, chùa chiền tại TP.HCM rợp cờ mừng Đại lễ Phật đản 2024

14/05/2024 14:33 GMT+7

Chưa đầy một tuần nữa là đến Đại lễ Phật đản vào ngày 15.4 Âm lịch (22.5 dương lịch), ở khắp các ngôi chùa, đường phố, con hẻm ở TP.HCM đâu đâu cũng thấy rợp bóng cờ, băng rôn trang hoàng rực rỡ sắc màu.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào chiều 13.5, hầu hết chùa chiền tại TP.HCM đều đã hoàn tất công tác trang trí đón mừng Đại lễ Phật đản. 

Tại các chùa lớn ở TP.HCM như chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3), Quan Âm Tu Viện, chùa Hải Đức (Q.Phú Nhuận)… đã được treo cờ, hoa sen, lồng đèn Phật đản. Ngoài ra trên khắp các tuyến đường gần chùa đều được trang trí rực rỡ cờ hoa.

Đại lễ Phật Đản là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Năm 80 tuổi, Ngài nhập niết bàn và Phật lịch được tính từ đây. Phật lịch năm 2024 là 2568, còn đại lễ Phật đản 2648

Đại lễ Phật Đản là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Năm 80 tuổi, Ngài nhập niết bàn và Phật lịch được tính từ đây. Phật lịch năm 2024 là 2568, còn đại lễ Phật đản 2648

NHẬT THỊNH

Tại chùa Pháp Hoa, đường Trường Sa (Q.3), chương trình Phật đản được tổ chức từ ngày mùng 2 - 19.4 âm lịch. Trong đó, đêm hội hoa đăng kính mừng Phật đản được tổ chức vào 18 giờ 30 phút ngày 12.4 âm lịch; lễ tắm Phật tổ chức lúc 9 giờ sáng ngày 15.4 âm lịch

Tại chùa Pháp Hoa, đường Trường Sa (Q.3), chương trình Phật đản được tổ chức từ ngày mùng 2 - 19.4 âm lịch. Trong đó, đêm hội hoa đăng kính mừng Phật đản được tổ chức vào 18 giờ 30 phút ngày 12.4 âm lịch; lễ tắm Phật tổ chức lúc 9 giờ sáng ngày 15.4 âm lịch

NHẬT THỊNH

Bạn trẻ đi chùa kịp chụp lại những bức ảnh với những đoá sen, đèn lồng đầy sắc màu

Bạn trẻ đi chùa kịp chụp lại những bức ảnh với những đóa sen, đèn lồng đầy sắc màu

NHẬT THỊNH

Đại lễ Phật đản không chỉ mang sắc màu màu của văn hoá , tâm linh ngàn đời nay mà còn được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tăng ni, Phật tử mong đợi để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật

Đại lễ Phật đản không chỉ mang sắc màu màu của văn hóa , tâm linh ngàn đời nay mà còn được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tăng ni, Phật tử mong đợi để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật

NHẬT THỊNH

Những lồng đèn hoa sen lớn được trang trí tại chùa Pháp Hoa (Q.3)

Những lồng đèn hoa sen lớn được trang trí tại chùa Pháp Hoa (Q.3)

NHẬT THỊNH

Đối với người tu hành nói riêng và những người theo đạo Phật giáo nói chung thì ngày Phật đản sinh (15.4 âm lịch) là một ngày lễ lớn. Đây là một trong ba ngày lễ quan trọng của Phật giáo bao gồm: ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo, ngày Phật nhập Niết bàn.

Đối với người tu hành nói riêng và những người theo đạo Phật giáo nói chung thì ngày Phật đản sinh (15.4 âm lịch) là một ngày lễ lớn. Đây là một trong ba ngày lễ quan trọng của Phật giáo bao gồm: ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo, ngày Phật nhập Niết bàn.

NHẬT THỊNH

Hình ảnh Đức Phật sơ sinh, cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc, những đóa hoa sen... đã được trang trí tại các chùa

Hình ảnh Đức Phật sơ sinh, cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc, những đóa hoa sen... đã được trang trí tại các chùa

NHẬT THỊNH

Nằm cạnh dòng kênh Nhiêu Lộc, chùa Pháp Hoa hằng năm đều thu hút rất đông người dân TP.HCM về đây vào ngày Phật đản để thả hoa đăng vào đêm 12.4 âm lịch

Nằm cạnh dòng kênh Nhiêu Lộc, chùa Pháp Hoa hằng năm đều thu hút rất đông người dân TP.HCM về đây vào ngày Phật đản để thả hoa đăng vào đêm 12.4 âm lịch

NHẬT THỊNH

Cờ hoa trên đường Trường Sa trước chùa Hải Đức (Q.Phú Nhuận)

Cờ hoa trên đường Trường Sa trước chùa Hải Đức (Q.Phú Nhuận)

NHẬT THỊNH

Để kỷ niệm ngày này, hầu hết các chùa đều có giăng đèn kết hoa cũng như trang trí lại chùa để thể hiện sự vui mừng và hoan hỉ khi chào đón Đức Phật đản sinh. Trong ảnh là chùa Vạn Thọ (Q.Phú Nhuận)

Để kỷ niệm ngày này, hầu hết các chùa đều có giăng đèn kết hoa cũng như trang trí lại chùa để thể hiện sự vui mừng và hoan hỉ khi chào đón Đức Phật đản sinh. Trong ảnh là chùa Vạn Thọ (Q.Phú Nhuận)

NHẬT THỊNH

Các tuyến đường xung quanh các ngôi chùa ở quận Phú Nhuận được giăng cờ hoa rực rỡ

Các tuyến đường xung quanh các ngôi chùa ở quận Phú Nhuận được giăng cờ hoa rực rỡ

NHẬT THỊNH

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên trong hình hài của một nhân vật lịch sử

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên trong hình hài của một nhân vật lịch sử

NHẬT THỊNH

Tại tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được trang hoàng rợp bóng cờ hoa tràn ngập không khí của ngày Đại lễ

Tại tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được trang hoàng rợp bóng cờ hoa tràn ngập không khí của ngày Đại lễ

NHẬT THỊNH

Đại lễ Phật đản ở nước ta được tổ chức trong 1 tuần, bắt đầu từ ngày mùng 8.4 cho đến 15.4 âm lịch.  Từ năm 1999, Liên hiệp quốc công nhận Ngày Vesak - Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập diệt, là lễ hội văn hóa của nhân loại

Đại lễ Phật đản ở nước ta được tổ chức trong 1 tuần, bắt đầu từ ngày mùng 8.4 cho đến 15.4 âm lịch. Từ năm 1999, Liên hiệp quốc công nhận Ngày Vesak - Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập diệt, là lễ hội văn hóa của nhân loại

NHẬT THỊNH

Quan Âm Tu Viện trên đường Trường Sa (Q.Phú Nhuận) bắt đầu treo cờ, lồng đèn Phật đản đoạn bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ ngày mùng 3.4 âm lịch. 7 giờ sáng ngày mùng 5.4 âm lịch là lễ hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

Quan Âm Tu Viện trên đường Trường Sa (Q.Phú Nhuận) bắt đầu treo cờ, lồng đèn Phật đản đoạn bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ ngày mùng 3.4 âm lịch. 7 giờ sáng ngày mùng 5.4 âm lịch là lễ hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

NHẬT THỊNH



 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.