Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách đo huyết áp chính xác

18/05/2024 00:10 GMT+7

'Để theo dõi huyết áp thì cần phải đo huyết áp. Tư thế cơ thể khi đo cũng có thể tác động không nhỏ đến chỉ số huyết áp, khiến kết quả có thể thiếu chính xác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 3 chị em cùng bị ung thư vì đột biến gien; Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?; Lợi ích của quả vải đối với sức khỏe...

Đâu là tư thế đo huyết áp tốt nhất?

Để theo dõi huyết áp thì cần phải đo huyết áp. Tư thế cơ thể khi đo cũng có thể tác động không nhỏ đến chỉ số huyết áp, khiến kết quả có thể thiếu chính xác.

Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị là mmHg.

Tư thế đo huyết áp tốt nhất là ngồi thẳng lưng, chân đặt lên sàn và tay kê lên bàn hay vật gì đó ngang tầm của tim

Tư thế đo huyết áp tốt nhất là ngồi thẳng lưng, chân đặt lên sàn và tay kê lên bàn hay vật gì đó ngang tầm của tim

PEXELS

Trên thực tế, tư thế cơ thể khi đo huyết áp sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Một số nghiên cứu cho thấy đo huyết áp trong tư thế nằm có thể thấp hơn khi ở tư thế ngồi. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm, các bộ phận trong cơ thể sẽ ở vị trí ngang tim. Nhờ đó, tim không phải cố gắng để bơm máu đi khắp cơ thể như ở tư thế ngồi hay đứng.

Trong khi đó, đo huyết áp ở tư thế đứng cũng có thể cho kết quả không thực sự đúng. Vì khi đứng, trọng lực sẽ tác động lên cơ thể, khiến máu dồn xuống chân, từ đó làm giảm tạm thời huyết áp. Lúc này, cơ thể sẽ tự động phản xạ và gửi tín hiệu đến não. Não sẽ làm tăng nhịp tim để bơm máu nhanh hơn, từ đó làm huyết áp tăng trở lại.

Các chuyên gia cho biết tư thế đo huyết áp chính xác nhất là ở tư thế ngồi thẳng lưng, chân thả lỏng, bàn chân đặt lên sàn và không bắt chéo chân. Cánh tay dùng để đo huyết áp đưa nhẹ nhàng về phía trước, ngang tầm tim, tựa lên bàn hay vật gì đó. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.5.

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cholesterol có hại trong máu cao thường là do chế độ ăn uống kém lành mạnh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động và phần nào đó là yếu tố di truyền. Việc kiểm soát cholesterol rất quan trọng vì cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Rau củ, trái cây rất tốt cho sức khỏe

Rau củ, trái cây rất tốt cho sức khỏe

Pexels

Để giảm cholesterol có hại, mọi người cần thực hiện những thay đổi sau trong lối sống:

Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tim sẽ tập trung vào thực phẩm tươi, giàu chất xơ, chất chống ô xy hóa và chất béo lành mạnh, đồng thời giảm các loại chất béo có hại như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các món này là rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch và các loại hạt.

Vận động thể chất thường xuyên. Vận động thể chất không chỉ là tập thể dục mà còn là làm việc nhà, dọn dẹp hay các hoạt động đòi hỏi dùng sức khác. Vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt nhiều calo hơn, giảm mức cholesterol "xấu" LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.5.

Lợi ích của quả vải đối với sức khỏe

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch và sức khỏe làn da.

Vải là loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, đặc biệt giàu vitamin C. Vải cũng là nguồn cung cấp vitamin B2, sắt, kali, canxi, đồng, chất béo, chất đạm, chất xơ, magiê, phốt pho,…

Quả vải giàu vitamin C

Quả vải giàu vitamin C

Pexels

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của quả vải đối với sức khỏe.

Tính chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do (các phân tử không ổn định có thể làm hỏng tế bào) khỏi cơ thể. Khi các gốc tự do ở mức cao, chúng có thể gây ra stress oxy hóa trong cơ thể, làm tổn thương tế bào và dẫn đến bệnh tật.

Vải chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh. Quả vải cũng chứa các chất chống oxy hóa khác, bao gồm polyphenol, anthocyanin và selen.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Vải có nhiều vitamin C, tăng cường chức năng của các tế bào hệ thống miễn dịch như tế bào bạch cầu, chống nhiễm trùng. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do – vốn ngăn cản hệ thống miễn dịch hoạt động tốt

Vải cũng chứa vitamin nhóm B, hỗ trợ sức khỏe hệ vi sinh vật đường ruột và sản xuất kháng thể. Loại trái cây này cũng chứa các khoáng chất như đồng, sắt và selen, hỗ trợ chức năng và hoạt động của tế bào miễn dịch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.